Áo Dài Truyền Thống Việt Nam- Cấu tạo và lịch sử áo dài truyền thống

Áo dài là trang phục truyền thống, là biểu tượng và là nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Hình ảnh áo dài truyền thống không chỉ tôn lên vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thuần khiết và còn là cả một niềm tự hào ẩn chứa sau đó.

Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.[2]

Cấu tạo áo dài

Cấu tạo áo dài
Cấu tạo áo dài

  • Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc.
  • Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
  • Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau. Ngày xưa tà trước bằng tà sau nhưng ngày nay đã có nhiều loại áo tà trước ngắn hơn tà sau. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay những bài thơ.
  • Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
  • Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo. Nhưng ngày nay còn được cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch.

Điểm yếu của áo dài tân thời là không dùng hoa văn cổ truyền, cách may hiện đại không sử dụng triết lý ngũ hành, không kết hợp được với các phụ kiện được sử dụng thời xưa như áo ngũ thân, nên không dùng để giao lưu văn hóa. Trong sinh hoạt thường nhật, áo dài tân thời khá bất tiện vì bó sát.

Lịch sử các loại áo dài Việt Nam

Áo giao lãnh

Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo dài giao lãnh được ghi lại ở tài liệu của Pháp
Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo dài giao lãnh được ghi lại ở tài liệu của Pháp

Đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào có thể xác định chính chính xác lịch sử áo dài và thời điểm xuất hiện của áo dài. Theo nhận định cảm quan của người Trung Quốc thì áo dài xuất thân từ sườn xám nhưng sườn xám mới xuất hiện từ năm 1920 còn áo dài đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm.

Áo giao lãnh được xem là nguyên gốc của áo dài Việt Nam xưa
Áo giao lãnh được xem là nguyên gốc của áo dài Việt Nam xưa

Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lãnh – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. Áo giao lãnh còn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân.

Áo tứ thân trước thế kỷ 17

Theo các nhà nghiên cứu và những hiện vật tại các bảo tàng áo dài thì để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo giao lãnh được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau, hai tà sau may liền lại thành vạt áo.

Mẫu áo dài tứ thân được lưu giữ tại bảo tàng phụ nữ Việt Nam
Mẫu áo dài tứ thân được lưu giữ tại bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc, khiêm tốn mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng.

Áo ngũ thân (1744)

Với tham vọng lập quốc một cõi, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành để phân biệt với Đàng Ngoài. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo ngũ thân Việt Nam, như sau: “Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo lập lĩnh ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép…” (sách Đại Nam Thực lục)

Từ đó bèn thay đổi y phục, đổi phong tục, cùng dân đổi mới, bắt đầu hạ lệnh cho nam nữ sĩ thứ trong nước, đều mặc áo nhu bào, mặc quần, vấn khăn, tục gọi quần chân áo chít bắt đầu từ đây.

Hôn lễ đối với dân thường Bắc Bộ, nữ đội hôn lạp, guốc cong, nam đội nón ngựa (chóp nhọn), xỏ hài, dâu rể mặc áo tấc có thêu hoa văn dạng bàn cổ. Hôn lễ với Nam bộ cô dâu và phù dâu đội nón gụ. Hôn lễ đối với quí tộc, nữ kết kim ước phát, nam đội mũ theo bổ phục. Dân thường xỏ hài, guốc; quý tộc xỏ hài cong (giống như tích), cung nhân xỏ guốc sơn son thiếp vàng.

Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện. Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Giai cấp quan lại quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội.

Áo ngũ thân thời vua Gia Long
Áo ngũ thân thời vua Gia Long

Áo có 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX.

Áo dài Lemur (1934)

“Le Mur” chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường, một họa sĩ tên Le Mur Nguyễn Cát Tường vào thập kỷ 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo ngũ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo.

Áo dài Lemur
Áo dài Lemur

Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước – sau cũng trễ dưới eo độ 8 cm. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ. Áo này khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra. Đó là nét mỹ thuật Âu Tây đầu tiên được đưa vào y phục phụ nữ Việt mà cũng vì chuyện này từng gây phản ứng mạnh một thời trong dư luận.

Áo dài Lê Phổ

Họa sĩ Lê Phổ cũng không có cải tiến áo dài Lemur theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo ngũ thân truyền thống như nhiều lời đồn. Khi tiệm Marie khánh thành (tiệm của Lê Nghi Sương là cháu họa sĩ Lê Phổ), họa sĩ Cát Tường có giới thiệu một thợ may giỏi cho Lê Phổ.

Áo dài Lê Phổ
Áo dài Lê Phổ

Trong cuốn đặc san ĐẸP Mùa Nực 1934 của Cát Tường, Lê Phổ có một trang vẽ nữ trang chứ ông không hề thiết kế áo dài. Tới cuối tháng 10 năm 1937, Lê Phổ trả người thợ may giỏi lại cho hiệu may Lemur để đi Pháp lần thứ hai, sau khi chuyện tình duyên của ông với người bạn gái bị tan vỡ thì Lê Phổ không trở về nữa mà lấy vợ và ở lại hẳn nước Pháp vẽ tranh tới khi mất. Trên Báo Phong Hóa số 115 ngày 14 tháng 9 năm 1934 có đăng một quảng cáo: “May quần áo phụ nữ lối mới và lối cũ. Có họa sĩ Lê Phổ cho kiểu”.

Áo dài Trần Lệ Xuân (1958)

Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược.

Áo dài Trần Lệ Xuân
Áo dài Trần Lệ Xuân

Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học lúc đó tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹ tục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc.

Áo dài với tay Raglan (1960)

Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay Raglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông.

Áo dài với tay Raglan
Áo dài với tay Raglan

Với cách ráp tay Raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một số nhà thiết kế.

Áo dài miniraglan (1971)

Áo dài miniraglan
Áo dài miniraglan

Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản này, áo dài tay raglan có tà chỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng lòa xòa phủ kín đôi chân. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương.

Áo dài cách tân (từ năm 1980)

Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo dài cách tân, v.v.… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được.

Áo dài cách tân
Áo dài cách tân
áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt
áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt
Áo dài cách tân hiện đại với nhiều màu sắc dùng cho hiều dịp Lễ Hội
Áo dài cách tân hiện đại với nhiều màu sắc dùng cho hiều dịp Lễ Hội
Nhiều mẫu cách tân hiện đại nhằm phù hợp với dáng và dịp
Nhiều mẫu cách tân hiện đại nhằm phù hợp với dáng và dịp
Áo dài truyền thống cách tân hiện đại nhiều màu sắc phù hợp với phụ nữ hiện đại
Áo dài truyền thống cách tân hiện đại nhiều màu sắc phù hợp với phụ nữ hiện đại

Cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài truyền thống được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc thậm chí là tà áo hoặc quần mặc chung với áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa.

Áo dài nam

Ban đầu, áo ngũ thân vốn được tạo ra để cả nam và nữ cùng mặc. Tuy nhiên theo thời gian, chiếc áo dài nam dần mất. Vì thế khi nhắc đến áo dài người ta nghĩ ngay đến tà áo dài nữ.

Áo mặc thường màu sắc nhã nhặn, không có diềm cổ, diềm tay áo. Thường được mặc kèm một chiếc áo lót màu trắng để làm nền cho áo ngoài, thể hiện sự sạch sẽ ở bên trong. Thể hiện quan niệm truyền thống đẹp đẽ của người Việt: cái gì đẹp thì nên giấu vào trong. Áo ngũ thân luôn đi kèm với khăn vấn.

Kể từ năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam, thủ tướng Trần Văn Hữu đã ấn định quốc phục cho các viên chức hành chính trong chính phủ: nếu buổi lễ mang tính cách tôn giáo hay lịch sử thì lễ phục là áo dài chẽn, khăn đen, quần lụa trắng.

Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thống thì chính áo cổ đứng cho nữ mới đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy (sắc dụ chúa Nguyễn Vũ Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn (chiếu chỉ quy định của vua Minh Mạng về trang phục hoàn chỉnh cho áo lập lĩnh nữ)

Áo dài nam
Áo dài nam

Áo dài nam chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội truyền thống Việt Nam hay hôn lễ. Đặc biệt, tại hội nghị cấp cao APEC 2006 tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà là áo dài.

Hình ảnh áo dài Việt Nam

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *