Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.
Tranh Đông Hồ từ lâu không đơn thuần chỉ còn là những bức tranh đơn sơ, mộc mạc khắc họa nét đẹp văn hóa Việt Nam, mà nó đã trở thành niềm tự hào, là bản sắc dân tộc Việt Nam. Tranh Đông Hồ có một sức sống lâu bền, mãnh liệt đối với nhiều thế hệ không chỉ người Việt Nam mà còn với cả những du khách nước ngoài yêu thích nền văn hóa mộc mạc, thân thương ấy. Để hiểu rỏ hơn về tranh Đông Hồ hãy cùng dean2020.edu.vn tìm hiểu về nghệ thuật, ý nghĩa và những bức tranh Đông Hồ đẹp và ý nghĩa nhất nhé.
Tranh Đông Hồ là gì
Tranh Đông Hồ hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTTDL đã phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình Unesco đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể.
Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc tới hầu như ai cũng đều biết cả. Tranh gần gũi còn vì hình ảnh của nó đã đi vào thơ, văn trong chương trình giáo dục phổ thông. Ngày nay lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một, làng tranh cũng thay đổi nhiều: làng Đông Hồ ngày nay có thêm nghề làm vàng mã. Nghề giấy dó ở làng Yên Thái (Bưởi, Tây Hồ) cũng đã không còn. Tuy vậy, tranh Đông Hồ vẫn đóng vai trò như một di sản văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu.
Nét đặc trưng của tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ đã có từ xa xưa , là nét văn hóa đặc trưng của người dân Bắc Ninh vậy đâu là điều làm nên thương hiệu tranh Đông Hồ ? Điều đặc biệt của tranh Đông Hồ nằm ở đường nét vẽ , bố cục , màu sắc và giấy vẽ .
- Giấy vẽ tranh Đông Hồ được làm từ vỏ con điệp( sau khi đã nghiền nát vỏ điệp ) trộn với hồ ( bột gạo nếp , gạo tẻ hoặc bột sắn ) sau đó dùng chổi lá thông quét trên bề mặt giấy , tạo nên loại giấy trắng sáng , lấp lánh khi để ngoài ánh sáng . Giấy vẽ tranh Đông Hồ người ta thường gọi giấy điệp ( làm từ vỏ con điệp ở biển ) .
- Màu tranh vẽ tranh Đông Hồ được lấy hoàn toàn từ tự nhiên không pha màu , chỉ có 4 màu cơ bản là xanh ( lấy từ lá chàm hoặc gỉ đồng ) , đen ( than lá che ) , vàng ( lấy từ hoa hòe ) và đỏ ( lấy từ gỗ vang , sỏi son … ) . Tùy vào sở thích và độ đậm của tranh người ta sẽ tô đậm để làm nổi bật hoặc làm nhạt các chi tiết trong tranh Đông Hồ . Được lấy hoàn toàn từ thiên nhiên nên màu sơn vẽ của tranh đông hồ tuy đơn giản nhưng lại rất đặc biệt , không nhầm lẫn với bất kỳ tranh nào khác . Đến nay tranh đông hồ vẫn được lưu giữ , phát triển và công nhận là nét văn hóa phi vật thể cấp quốc gia .
Ý nghĩa và nghệ thuật trong tranh Đông Hồ
Ý nghĩa của tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài như vậy cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt.
Đó là con gà, con trâu, con cóc, con chuột; cảnh chăn trâu, đi bừa; các trò chơi vui ngày xuân như bịt mắt bắt dê, đánh đu, đấu vật… Nét vẽ giản dị, trong sáng, khoáng đạt chứ không cầu kì đi vào chi tiết. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cho biết việc dùng màu sắc trong tranh cũng có ý nghĩa riêng và phải phù hợp với mỗi đề tài khác nhau: nền màu đỏ cho tranh đánh ghen để lột tả được cái nóng giận bực bội ngột ngạt của không khí lúc đó, nền màu vàng cho cảnh vui tươi tràn ngập sắc xuân trên các bức tranh ngày tết, nền màu hồng nhạt cho tranh làng quê yên bình…
Nghệ thuật trong tranh Đông Hồ
Sáng tạo nghệ thuật trong tranh Đông Hồ không phải là cảm hứng trong sáng tác. Mỗi bản in thể hiện một truyền thuyết hoặc một câu chuyện ngụ ngôn mang tính triết lí, một bức thông điệp đầy màu sắc về đạo đức, luân lí và tín ngưỡng sâu sắc, hay một thông điệp từ hàng ngàn năm trước của cha ông.
Tranh in cũng thể hiện tính dí dỏm, khung cảnh ấm cúng của Tết Nguyên Đán đó là: hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng. Các con vật gần gũi với làng quê như cóc, gà, vịt, trâu, rồng và cá là biểu trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng, sự chăm chỉ cần cù, thông minh. Chúng ta cũng có thể thấy những bình luận về xã hội phong kiến qua các hình tượng tranh Đông Hồ. Bức tranh nổi tiếng Đám cưới chuột là sự thể hiện tài tình các thói hư tật xấu của xã hội phong kiến thông qua hình tượng các con vật một cách dí dỏm và sâu sắc.
Tranh làng Ðông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Bởi vậy, chất lượng nghệ thuật của tranh phụ thuộc khá nhiều vào bản khắc gỗ. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo như vậy đòi hỏi phải có người vẽ mẫu trước. Những người vẽ mẫu và người chế tác bản khắc đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đức tính tỉ mỉ và đặc biệt phải có trình độ kĩ thuật cao. Sau khi hoàn thành bản khắc thì công việc in tranh không còn khó khăn gì, một người mới vào nghề cũng có thể in được.
Trong tranh Đông Hồ, ta bắt gặp quan niệm “sống hơn giống”. Tranh dân gian Ðông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại mà mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Mặc dù sự vật, hiện tượng trong tranh không sát với thực tế đến từng chi tiết, và cũng có khá nhiều tranh trái với thực tế (như hình em bé ôm con cóc xấu xí, tranh em bé ôm con tôm, con cá với kích thước rất lớn) nhưng lại rất sống động, có hồn. Nghệ nhân làm tranh dường như ít quan tâm đến những qui tắc, công thức hình họa mà dụng công để thổi vào đó sự rung cảm của tâm hồn nghệ sĩ với những triết lí nhân sinh… Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lí hợp tình. Nghệ thuật vẽ của tranh Đông Hồ còn mang dáng dấp của nghệ thuật thời nguyên thủy. Điều này càng minh chứng cho tính cổ xưa của dòng tranh này.
Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài như vậy cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt. Đó là con gà, con trâu, con cóc, con chuột; cảnh chăn trâu, đi bừa; các trò chơi vui ngày xuân như bịt mắt bắt dê, đánh đu, đấu vật… Nét vẽ giản dị, trong sáng, khoáng đạt chứ không cầu kì đi vào chi tiết. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cho biết việc dùng màu sắc trong tranh cũng có ý nghĩa riêng và phải phù hợp với mỗi đề tài khác nhau: nền màu đỏ cho tranh đánh ghen để lột tả được cái nóng giận bực bội ngột ngạt của không khí lúc đó, nền màu vàng cho cảnh vui tươi tràn ngập sắc xuân trên các bức tranh ngày tết, nền màu hồng nhạt cho tranh làng quê yên bình …
Bộ sưu tập tranh Đông Hồ đẹp và ý nghĩa nhất
Tải ngay bộ tranh Đông Hồ đẹp tại đây: tranh-dong-ho
Ở bài viết trên dean2020.edu.vn đã chia sẻ đến các bạn đọc về tranh Đông Hồ. Những bức trang Đông Hồ đẹp và ý nghĩa dân gian sâu sắc. Các bạn có thể lựa chọn mua tranh Đông Hồ treo trong nhà để tạo nên vẽ đẹp cho không gian và đem lại sự may mắn cho gia chủ. Hy vọng bài viết này thật sự bổ ích cho các bạn đọc.